Quy trình trồng và thu hoạch giống lúa Thơm Thái

Đặc điểm nổi bật của giống lúa Thơm Thái

  • Chất lượng gạo: Hạt dài, trắng trong, cơm thơm dẻo, phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng.
  • Giá trị kinh tế cao: Được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng, giá thành ổn định.
  • Tính thích nghi: Phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại nhiều vùng trồng lúa.
  • Năng suất: Trung bình 6-7 tấn/ha trong điều kiện canh tác tốt.

1. Quy trình trồng giống lúa Thơm Thái

1.1. Lựa chọn vùng đất trồng

  • Đất phù hợp: Đất phù sa, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát, độ pH từ 5.5-7.0.
  • Nguồn nước: Nguồn nước sạch, không nhiễm mặn, độ mặn dưới 0.8‰.
  • Thời vụ: Phù hợp với vụ đông xuân và hè thu tại các vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung.

1.2. Chọn giống

  • Hạt giống phải thuần, không lẫn tạp (nhất là hạt cỏ), khô, sạch, có tỷ lệ nảy mầm
    85 – 90% trở lên.
  • Xử lý thóc giống nhằm loại bỏ hạt lép lửng, chọn ra 100% hạt chắc và diệt một số
    mầm bệnh ký sinh trên vỏ hạt để tránh lây lan ra cây mạ và cây lúa

1.3. Làm đất

  • Cày bừa kỹ, làm nhỏ đất và phơi ải từ 7-10 ngày.
  • San phẳng mặt ruộng để dễ dàng quản lý nước.
  • Bón lót 80-100 kg phân lân/ha kết hợp 10-15 tấn phân hữu cơ để tăng độ phì nhiêu.

1.4. Gieo sạ hoặc cấy

  • Gieo sạ: Gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ, nảy mầm đều. Đối với mạ dày xúc lượng giống gieo gấp 2 – 3 lần mạ dược để sau này xúc chuyển ra ruộng cấy. Lượng giống gieo mạ sân từ 1,0 – 1,5 kg hạt giống/m2
  • Cấy lúa: Cấy mạ tuổi 15-20 ngày, mỗi khóm 2-3 dảnh, khoảng cách 20×15 cm.

2. Chăm sóc giống lúa Thơm Thái

2.1. Tưới tiêu

  • Duy trì mực nước ổn định từ 2-5 cm trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.
  • Rút cạn nước trước giai đoạn lúa chín khoảng 10-12 ngày để hạt chắc và chất lượng tốt hơn.

2.2. Bón phân

  • Lượng phân bón khuyến nghị/ha:
    • Đạm Ure: 90-100 kg.
    • Lân: 40-50 kg.
    • Kali: 60-80 kg.
  • Các giai đoạn bón phân:
    1. Bón lót (trước khi bừa cấy): Bón 7 – 8 tấn phân hữu cơ (hoặc 1200 – 1500 kg phân vi sinh) + 560-700 kg/ha phân NPK (5:10:3).
    2. Bón thúc (khi lúa bén rễ hồi xanh): Bón 220-250 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 30 kg phân đạm urê, kết hợp làm cỏ sục bùn;
    3. Bón thúc (khi lúa đứng cái): Bón 200 kg/ha phân NPK (12:5:10).

2.3. Phòng trừ sâu bệnh

  • Sâu bệnh thường gặp: Bệnh đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá.
  • Quản lý sâu bệnh:
    • Sử dụng giống sạch bệnh, kiểm tra đồng ruộng định kỳ.
    • Áp dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và đúng hướng dẫn.
    • Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng để hạn chế nguồn bệnh.

3. Thu hoạch giống lúa Thơm Thái

3.1. Thời điểm thu hoạch

Để đảm bảo chất lượng cần phải thu hoạch kịp thời khi có khoảng 85% – 90% số hạt trên
bông chín, cần phải phơi đều, không phơi mỏng quá tránh hiện tượng gẫy hạt lúc xay xát.

3.2. Phương pháp thu hoạch

  • Cách thu hoạch: Gặt bằng máy hoặc thủ công tùy vào điều kiện sản xuất.
  • Phơi hoặc sấy lúa ngay sau thu hoạch để đạt độ ẩm hạt 13-14%, bảo quản tốt hơn.

3.3. Bảo quản sau thu hoạch

  • Lúa được bảo quản trong bao bì khô ráo, sạch sẽ.
  • Đặt bao cách mặt đất 30-50 cm, tránh nơi ẩm thấp.
  • Kiểm tra thường xuyên để xử lý kịp thời sâu mọt hoặc nấm mốc.
Kim Ngân
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

AppSheet Store
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart