Gạo Hương Lài cũng là giống lúa mùa được trồng nhiều ở tỉnh Vĩnh Long. Hạt gạo Hương Lài có màu trắng trong, dài hạt, cơm dẻo, mềm, ngọt cơm.
Gạo Hương Lài được nhiều gia đình lựa chọn vì gạo dễ nấu, dẻo vừa. Gạo cũng thích hợp để mạnh thường quân chọn đẻ đi từ thiện vì giá thành tương đối rẻ mà lại ngon cơm.
I. Giai đoạn trồng giống lúa Hương Lài
1. Chuẩn bị đất và chọn giống
- Chuẩn bị đất
– Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm. Nếu có điều kiện nên cày phơi ải đất thời gian 15-20 ngày.
– Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo, hoặc sử dụng máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser.
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước và chủ động được nước tốt để hạn chế cỏ dại, ốc bươu vàng,… và quản lý nước tốt hơn.
- Xử lý giống lúa:
- Chọn hạt giống Hương Lài đạt tiêu chuẩn, đầy đặn, không sâu bệnh.
- Ngâm hạt giống trong nước ấm (2 phần nước sôi, 3 phần nước lạnh) khoảng 24 giờ.
- Sau khi ngâm, ủ hạt trong bao vải ẩm từ 36-48 giờ đến khi hạt nảy mầm đều.
2. Gieo trồng
- Thời vụ gieo:
- Vụ Đông Xuân (tháng 11 – tháng 12): Phù hợp với khu vực miền Nam và Tây Nam Bộ.
- Vụ Hè Thu (tháng 5 – tháng 6): Phù hợp cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phương pháp gieo:
- Gieo sạ:
Rải đều hạt giống đã nảy mầm trên mặt ruộng, giữ mật độ từ 100-120 kg/ha. - Cấy mạ:
Ươm mạ non từ 15-20 ngày (đạt chiều cao khoảng 15 cm), sau đó cấy cách đều 20 x 20 cm, đảm bảo mật độ 120.000-150.000 khóm/ha.
- Gieo sạ:
3. Chăm sóc lúa
a. Quản lý nước
- Giai đoạn mạ: Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm để mạ bén rễ nhanh.
- Giai đoạn đẻ nhánh: Duy trì mức nước 5-7 cm, rút nước một lần vào giữa vụ để thúc đẻ nhánh khỏe.
- Giai đoạn làm đòng và trổ bông: Tăng cường nước (7-10 cm) để tạo điều kiện tốt nhất cho lúa phát triển.
- Giai đoạn chín: Rút cạn nước trước khi thu hoạch từ 7-10 ngày để lúa chín đều.
b. Bón phân
– Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng và lân (vôi bột: bón trước khi sạ 10- 15 ngày, phân chuồng và lân bón trước khi bừa trục lần cuối).
– Bón thúc lần 1 (7-10 NSS): 1/3 N + 1/2 K2O
– Bón thúc lần 2 (20-25 NSS): 1/3 N.
– Bón thúc lần 3 (40-45 NSS): 1/3 N + 1/2 K2O (bón khi lúa có tim đèn).
c. Làm cỏ và quản lý sâu bệnh
- Tiến hành làm cỏ lần đầu sau 7-10 ngày gieo và lần thứ hai ở giai đoạn 15-20 ngày.
- Kiểm tra đồng ruộng định kỳ để phát hiện và xử lý sâu bệnh sớm như:
- Rầy nâu: Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, tránh lạm dụng hóa chất.
- Đạo ôn: Phun thuốc khi phát hiện các đốm trắng nhỏ trên lá hoặc bông.
- Bệnh cháy bìa lá: Bón kali đều để tăng sức chống chịu cho cây.
II. Giai đoạn thu hoạch giống lúa Hương Lài
1. Xác định thời điểm thu hoạch
- Thu hoạch khi:
- Hạt lúa chín từ 85-90%, vỏ ngoài màu vàng đều, hạt chắc mẩy.
- Gieo xong khoảng 95-100 ngày (tùy điều kiện thời tiết và vùng canh tác).
2. Thu hoạch lúa
- Phương pháp:
- Gặt thủ công hoặc dùng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch.
- Tránh thu hoạch khi trời mưa để giảm tỷ lệ ẩm mốc.
- Xử lý sau thu hoạch:
- Sấy hoặc phơi khô lúa ngay sau khi gặt để giảm độ ẩm xuống 12-14%.
- Đóng bao và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao hoặc ánh nắng trực tiếp.
3. Bảo quản
– Để nơi khô ráo và thoáng mát
– Sau khi mở bao bì nên bảo quản vào thùng nhựa, chum vại và đậy kín, tránh côn trùng xâm nhập và mùi lạ